Absinthe – Thuốc Cấm Nhiếp Hồn

Chuẩn bị rượu absinthe

Bài viết tôi tham khảo nhiều nguồn, có thể khá dài nhưng mong là phần nào làm thỏa mãn các tín đồ của Cô Tiên Xanh – Absinthe. Các bạn của tôi ơi! Hãy suy nghĩ kỹ trước khi tiếp cận với Absinthe, loại rượu thảo dược nhiếp hồn này!

Absinthe – Nàng thơ của các văn nghệ sĩ huyền thoại

50 năm qua, “Nàng tiên xanh” Absinthe đã trở thành nguồn cảm hứng tuyệt vời trong sáng tác của nhiều nghệ sĩ lớn, dù có giai đoạn, đồ uống này đã bị cấm vì lý do gây tổn hại thần kinh.

Nhà thơ người Pháp Arthur Rimbaud, một trong những người sáng lập trường phái thơ tượng trưng gọi absinthe là “Bụi ngải đắng của các dòng sông băng” vì thành phần chính của Absinthe là loại thảo dược có vị đắng mọc rất nhiều ở khu vực băng tuyết Val-de-Travers (Thụy Sĩ), thường được gọi là cây ngải. Đó cũng là nơi ra đời của loại đồ uống có hương liệu huyền thoại này vào cuối thế kỷ 18.

Thật khó để đánh giá ảnh hưởng văn hóa của Absinthe nhưng chắc chắn đó là nàng thơ của rất nhiều nghệ sĩ lớn. Đó là năm 1859, khi bức họa The Absinthe Drinker của Édouard Manet gây sửng sốt ở Salon de Paris; là năm 1914, khi Pablo Picasso ra mắt tác phẩm Absinthe Glass (Ly rượu absinthe) gồm một phần điêu khắc, một phần cắt dán và một phần vẽ, biểu hiện sự thực và sự ảo. Vào thời Belle Époque (Thời kỳ tươi đẹp), một giai đoạn chủ yếu ở châu Âu từ khoảng cuối thế kỷ 19 tới cho năm 1914, trước khi nổ ra Thế chiến I, Absinthe được gọi là “Green Fairy” nhờ màu sắc đặc biệt là lựa chọn hàng đầu của hầu hết văn nghệ sĩ tại Paris. Và 5 giờ chiều hàng ngày được ưu ái gọi là “Green Hour”, một thời điểm hưng thịnh nhất của các quán cà phê khi trên bàn xếp đầy những ly rượu màu xanh tươi.

Hàng triệu văn nghệ sĩ đã quy phục dưới chân absinthe và đồ uống này nghiễm nhiên kích thích các sáng tạo văn chương, nghệ thuật. Mỗi người đều tự trang bị cho mình những chiếc ly chuyên dụng, muỗng, đường để làm dịu vị đắng và dụng cụ lọc để pha loãng absinthe, như một giấc mơ để lọc thành kiệt tác đời mình.

Absinthe là một loại đồ uống khai vị gây ảnh hưởng thần kinh như hiện tượng choáng váng, ảo giác và mất kiểm soát nếu không được chưng cất với liều lượng đúng. Rimbaud, Baudelaire, Paul Verlaine, Emile Zola, Alfred Jarry và Oscar Wilde… là một trong số rất nhiều những nhà văn nghiện absinthe khét tiếng. Nhà văn người Pháp, Alfred Jarry, tác giả của tác phẩm Lão Ubu luôn khăng khăng đòi uống trực tiếp absinthe nguyên chất; thi sĩ Baudelaire sử dụng kèm thuốc phiện; Rimbaud kết hợp với cần sa. Họ đã chìm ngập trong hơi rượu mê man của absinthe và viết lách ngay trong thế giới mơ hồ ấy. Thậm chí trong bài thơ Poison, Baudelaire còn xếp hạng absinthe trên cả rượu và thuốc phiện. Còn Rimbaud, “nhà giả kim thuật của thế giới thi ca” coi absinthe như một công cụ nghệ thuật. Ông cho rằng hiệu ứng ảo giác của absinthe “giúp bản thân trở thành một nhà tiên tri qua các rối loạn lâu dài, phi thường của tất cả các giác quan”.

Ngay cả Guy de Maupassant, nhà văn xuất sắc của văn học Pháp, tác giả của những Boule de Suif (Viên mỡ bò), Le Papa de Simon (Bố của Simon) cũng mê mẩn với absinthe khi nhắc tới đồ uống này trong truyện ngắn Les dimanches d’un bourgeois de Paris (Ngày chủ nhật của một trưởng giả Paris) . Nhân vật chính của truyện được mời tới dự một bữa tiệc của một họa sĩ nổi tiếng. Uống quá nhiều absinthe, thay vì cố gắng ngồi uống ghế, ông lại ngã nhào ra và mê man. Khi thức dậy, ông thấy mình đang trong tình trạng trần truồng trên một chiếc giường lạ.

Công chúng đương thời đã đổ lỗi cho absinthe rằng đồ uống này đã khiến Baudelaire, Jarry, Verlaine, Alfred de Musset và nhiều văn nghệ sĩ khác chết sớm. Thậm chí, việc Vincent Van Gogh “tự xử” một tai của mình cũng được dự đoán là do tác dụng của absinthe. Chính vì điều tiếng gây rối loạn tâm thần, kích thích các hành vi phạm tội, trong đó có giết người, năm 1915, chính phủ Pháp, Thụy Sĩ, Mỹ và hầu khắp châu Âu đã ra lệnh cấm absinthe.

Green Fairy tưởng đã chìm lấp trong thế kỷ 20, thay vào đó là các loại cocktail, martini nhưng thực chất vẫn ngấm ngầm tồn tại. Nhà văn Mỹ lừng danh Ernest Hemingway vẫn nhấm nháp đồ uống này ở Tây Ban Nha những năm 1920 khi ông là một nhà báo ở đây, và vẫn tiếp tục “tin dùng” absinthe trong tác phẩm The Sun Also Rises (Mặt trời vẫn mọc), For Whom the Bell Tolls (Chuông nguyện hồn ai)… Hemingway thậm chí còn phát minh ra cách pha chế một ly absinthe hảo hạng nhờ thêm champagne. Những năm cuối thế kỷ 20, absinthe đã trở thành một điểm tham chiếu suy đồi trong một thế hệ mới của các nhà văn Bohemian có tiền đồn ở San Francisco và New Orleans.

Đến ngày nay, absinthe vẫn là một loại đồ uống “tê lưỡi” và chạm tới các giác quan. Thậm chí, người phụ trách chuyên mục đồ uông của tờ The New York Times, Rosie Schaap cho rằng “absinthe truyền đạt một không khí thần bí, một liên lạc của siêu nhiên. Bà cũng cho rằng cocktail absinthe hiện đại hai phần rượu gin, một phần vermouth khô, hai giọt absinthe và một lá bạc hà.

Trong giới văn chương ngày nay, absinthe mang ý nghĩa giải trí hơn là một “nàng thơ”. Absinthe xuất hiện trong siêu phẩm truyền hình Mad Men, trở thành một nhãn hiệu rượu của riêng Marilyn Manson – Mansinthe và là phụ gia của vô số các công thức nấu ăn. Nhưng những câu chuyện huyền thoại về absinthe vẫn còn đó, như một nguồn cảm hứng hoài cổ bất tận, một “Nàng thơ” vẫn “dan díu” với nhiều văn nghệ sĩ dù từng có giai đoạn bị phong tỏa hết mọi lối về.

“Nàng tiên xanh” mà các văn nghệ sĩ hoài theo đuổi là ai?

“Nàng tiên xanh” là cái tên rất phổ biến trong giới văn nghệ sĩ huyền thoại châu Âu vào thế kỷ 19 và 20, đặc biệt là ở nước Pháp. Vậy rốt cục nàng thơ nổi tiếng này là ai?
Kỳ thực, “Nàng tiên xanh” là cái tên thân mật khi nhắc đến Absinthe – một loại đồ uống có cồn cất và hàm lượng cồn rất cao từ 45-74% ABV. Absinthe từng bị cấm tiêu thụ trong suốt thời gian dài vì gây ảo giác và tổn hại thần kinh khi sử dụng. Tuy nhiên, trước đây “Nàng tiên xanh” chính là nguồn cảm hứng sáng tác nghệ thuật của nhiều văn nghệ sĩ huyền thoại như Rimbaud, Baudelaire, Paul Verlaine hay thậm chí là nhà văn Mỹ lừng danh Ernest Hemingway.

Đã có mặt trên thế giới từ thế kỷ 18

Absinthe được chưng cất từ tinh chất của hoa hồi và cây ngải đắng. Loại đồ uống này có màu xanh lục hoặc không màu do chất diệp lục của thảo mộc, vì vậy từ xưa nó đã được ca tụng là “Nàng tiên xanh” của giới sành rượu. Absinthe có nguồn gốc từ bang Neuchâtel ở Thụy Sĩ vào cuối thế kỷ 18, nổi lên như một thức uống độc đáo vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đặc biệt tại Pháp, các văn hào, nghệ sĩ xem đây là thức uống gối đầu giường của mình.

Thế kỷ 19 và 20, Absinthe được xem như nàng thơ trong văn học và nghệ thuật. Tiêu biểu vào năm 1859, khi bức họa The Absinthe Drinker của Édouard Manet lấy loại thức uống này làm “người mẫu”, tiếp đó là năm 1914 khi Pablo Picasso ra mắt Absinthe Glass (Ly rượu absinthe) – tác phẩm bao gồm một phần điêu khắc, một phần cắt dán và một phần vẽ, biểu hiện đời thực và ảo ảnh. Có rất nhiều bằng chứng về việc các văn nghệ sĩ thời đó mải miết kiếm tìm “Nàng tiên xanh”, đưa nàng đi vào văn học và các tác phẩm nghệ thuật khác.

absinthe-fountain đã được dùng từ rất lâu
Absinthe-fountain đã được dùng từ rất lâu

Loại thức uống gây ảo giác cực mạnh

Có rất nhiều lời đồn đại từ ngày xưa cho rằng chỉ cần uống Absinthe nguyên chất, 3 giây sau đó bạn sẽ nhìn thấy kỳ lân, tiếp đó là hàng loạt ảo ảnh và mất kiểm soát hành động. Người ta đổ cho Absinthe là thủ phạm của các vụ giết người thời đó hay gián tiếp khiến nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng chết sớm. Thậm chí, việc Vincent Van Gogh tự cắt một tai của mình cũng được phỏng đoán là do tác dụng của Absinthe.

Những ai nghiện loại thức uống này đều khẳng định mình đã chạm đến thiên đường chỉ sau khi uống. Một ngụm Absinthe có thể khiến mọi thứ biến thành xanh lá trong vài giây, vị nóng chảy xuống cổ họng, người uống sẽ chuếnh choáng trong khoảng 15 phút mới định thần lại được. Nếu dám uống 3 ngụm một lúc, có khi bạn sẽ lên thiên đường thật.

“Nàng tiên xanh” bị đưa vào danh sách cấm tiêu thụ

Vào năm 1905, có tin rằng Jean Lanfray – một nông dân Thụy Sĩ – đã giết gia đình và cố gắng tự sát sau khi uống rượu Absinthe. Vụ án của Lanfray là điểm then chốt trong chủ đề tranh luận về việc nên cấm loại thức uống độc hại này hay không. Một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức vào ngày 5 tháng 7 năm 1908 để cấm tiêu thụ rộng rãi “Nàng tiên xanh”. Sau khi được cử tri chấp thuận, hiến pháp của Thuỵ Sĩ đã đưa vào lệnh cấm Absinthe.

Năm 1906, cả Bỉ và Brasil cấm bán và phân phối Absinthe, tiếp theo đó là Nhà nước Tự do Congo vào năm 1898, Hà Lan năm 1909, Thụy Sĩ năm 1910, Hoa Kỳ năm 1912 và Pháp năm 1914. Tuy vậy, “Nàng tiên xanh” vẫn ngấm ngầm tồn tại trong suốt thế kỷ 20. Bằng chứng cho việc này là nhà văn Mỹ lừng danh Ernest Hemingway vẫn thưởng thức đồ uống này ở Tây Ban Nha những năm 1920, thậm chí ông còn phát minh ra một cách uống Absinthe ngon miệng là pha cùng champagne.

Đến nay, “Nàng tiên xanh” vẫn là thức uống của những ai can đảm và mong muốn tìm kiếm cảm giác khoái lạc. Absinthe được pha thành nhiều loại cocktail hiện đại. Người ta thường bắt gặp một chai rượu xanh lá, bên trên có hình cô tiên xanh, hiên ngang chiếm chỗ đứng trong các kệ rượu sang chảnh của những kẻ quy phục dưới chân nàng.

Nếu được thử một shot Absinthe, bạn có dám?

À há! Ngải cứu, bùa mê,… điều gì có thể làm hoan lạc hàng nghìn năm từ thời Ai Cập cổ đại tới sự phục hưng hậu hiện đại thế kỷ 21. Chỉ có thể là nàng tiên xanh Absinthe, Nó đã làm bao nhiêu những nghệ sĩ tài hoa mê đắm từ Vincent Van Gogh tới Pablo Picasso,…

Absinthe-Antitoxin-50cl
Absinthe-Antitoxin-50cl

Rượu Absinthe đậm đặc sự mê hoặc với tinh dầu ngải áp xanh, thìa là và hoa hồi xanh đã đi vào bao tác phẩm từ văn chương đến hội họa. Ðầu tiên người ta lấy rượu trắng brandy được chưng cất từ loại nho trắng, với độ cồn rất cao, sau đó rượu nho trắng này được ủ với ba nguyên liệu chính là ngải áp xanh, cây thìa là và hoa hồi xanh. Nếu chỉ với ba nguyên liệu đầu vào này thì sẽ cho ra Blanc Absinthe là loại Absinthe trắng. Nhưng để có loại Absinthe xanh lục bảo thì ngoài ba nguyên liệu trên còn cho thêm ngải La Mã, hoa bài hương, bạc hà và hoa cúc La Mã. Sau khi ủ trong thùng đồng từ 12 tới 24 tiếng thì rượu hòa các loại dược thảo này được chưng cất, hơi rượu và dầu sẽ bay hơi để cho ra loại rượu cốt Absinthe. Mười phút đầu của giai đoạn chưng cất này sẽ cho ra một thứ cồn đục cao tới 90 độ và rất nhớt dầu. Sau đó là vào màn chính của mẻ rượu chừng từ 3 tới 5 tiếng cho ra một thứ rượu màu pha lê với độ cồn thấp hơn chừng 78 độ tới 80 độ.

Chưa hết! Mặc dù hiện giờ có gần 200 nhãn rượu Absinthe trên thế giới và có những loại cao tới 90 độ, những chai Absinthe xanh truyền thống như Pernod Fils của Belle Époque chỉ có độ cồn chừng 62 độ. Nên sau quá trình chưng cất thì mỗi nhà nấu rượu còn pha thêm một túi dược thảo bí mật trong rượu chưng cất mà họ sẽ giữ kín công thức để cho ra màu ngọc bích từ chất diệp lục Chlorophyll. Rượu Absinthe xanh thì luôn có độ cồn cao hơn Absinthe trắng theo truyền thống để giữ màu xanh của chất diệp lục. Sau đó rượu được pha loãng với nước cất tới 62 độ và đóng chai. Absinthe trắng được đóng chai màu pha lê, còn La fée verte thì được đóng chai sẫm màu để giữ cho màu xanh được nguyên thủy. Ðặc biệt là rượu Absinthe phải giữ tránh ánh sáng không thì rượu sẽ đổi từ màu xanh lục bảo sang màu vàng rồi chuyển sang nâu nhạt, dù hương vị không thay đổi nhiều.

Ðể trải nghiệm đúng Absinthe, ta cần phải uống bằng ly riêng của rượu Absinthe. Ly được để lạnh pha một shot rượu vào rồi để một miếng đường viên lên thìa đục lỗ và đợi từng giọt nước đá lạnh từ vòi Absinthe nhểu xuống thìa hòa tan đường, cho đến khi ly Absinthe từ một màu xanh trong vắt của ngọc bích dần hóa mây mù màu xanh nhạt. Ðó thực sự là một nghi thức, một nghi lễ theo kiểu ritual tâm linh mà những nghệ sĩ thời Khai sáng tâm đắc. Cách uống hiện đại theo cách Bohemian là đốt viên đường thảy vào ly Absinthe bị phê là cách uống đánh lạc hướng người uống về phẩm chất tồi của chai rượu Absinthe cấp thấp.

Lâng lâng, đầy cảm xúc và rất tươi mới. Rượu Absinthe phải được uống lạnh với cách pha lạnh để đẩy mùi của những thảo dược, hoa hồi và ngải bốc lên.

Nào hãy rót cho mình 1 shot Absinthe!

Absinthe – Thuốc cấm hấp hồn

“Ở đây có chai nào xịn nhất thì mang ra đây đi, hôm nay anh đang có hứng…”

Ông bạn quý của tôi là thế đấy. Gã không phải tửu lượng thượng thừa mà lúc có chuyện vẫn khoái lui tới mấy cái chỗ cơ man toàn rượu như thế này. Cơ mà cũng vì cái tính hào sảng vậy mà tôi quý gã.

“Vậy chờ chút nhé, hôm nay cho thử thuốc cấm của quán!”

Cộp, một chai rượu màu xanh ngắt, với hình cô tiên xanh trên bao bì, phản chiếu trên cái ánh sáng nhờ nhờ của counter như một viên ngọc lục bảo. Với một nụ cười đắc ý, bartender tự hào khoe: “Hôm nay mà đồng chí không say thì tôi bỏ nghề luôn“.

Đàn ông dễ nghiện, nghiện đủ mọi thứ. Kẻ thì ham hố danh vọng, đánh đổi đủ thứ vì hào quang. Số khác lại nghiện thuốc, nhưng thảm họa thực sự là họ lại nghiện mấy thứ đã độc lại còn không ngon. Người lại say đắm cái cảm giác chinh phục đàn bà, rồi đến tột cùng hắn lại đau khổ trong chính đống lầy mà mình đã tạo nên. Còn tôi ngồi đây, phải lòng rồi nghiện nàng tiên này từ khi nào tôi cũng không biết nữa.

Ngày xưa mọi người truyền tai nhau về câu chuyện của Absinthe trong Euro Trip, thứ giúp bạn nhìn thấy kỳ lân sau 3 giây rồi anh em ruột cũng lao vào hôn nhau điên loạn. Sau này tôi mới biết, Absinthe thực chất được tinh chế từ thành phần chủ yếu là hoa hồi, cộng thêm các dược liệu từ cây ngải đắng. Nghe có vẻ đơn giản nhỉ. Rồi đến khi được nhìn thấy tận mắt, ngửi tận mũi và nếm tận miệng, bạn mới biết thiên đường là đây.

Khi nắp của chai Absinthe được mở ra, một luồng khí trong mát, còn có phần hơi ngọt thảo dược, xen lẫn với chút cay cay sẽ sộc vào mũi. Quyến rũ như hàng ngàn cô tiên đang mời gọi bạn bước vào chốn bồng lai tiên cảnh vậy. Nghiêng rồi lắc nhẹ chai một chút sẽ thấy dòng hơi mát đó đang xoắn xuýt vào với nhau rồi đặc hơn, lan ra khắp cả phòng. Nồng độ Absinthe thường ở mức cao (50 – 90%) nên mùi hương của nó cũng tán thật mạnh, lan tỏa. Không hề đậm mùi cồn, Absinthe bay đi như một dòng hương hảo hạng từ những chai nước hoa nổi tiếng nhất thế giới. Rót vào ly, dòng Absinthe đang mời gọi mãnh liệt, thôi thúc.

Nói về vị thì thế nào nhỉ? Chính tôi cũng không còn nhớ rõ nữa. Mọi thứ đến quá nhanh, quá mạnh và hậu quả thì gần như là ngay tắp lự. Một shot Absinthe đi qua cổ họng, đôi mắt tôi bỗng nhìn thấy mọi thứ chuyển màu xanh lá trong một vài giây, rồi chếnh choáng vì hương vị đang bùng nổ trong vòm họng. Một cảm giác nóng đập mạnh vào lưỡi, từ từ đi xuống khiến tôi cảm tưởng có thể thét ra lửa vậy. Kế đến là một vị ngọt thanh như đường mía ẩn hiện. Rồi vị nồng của gia vị, rồi đăng đắng của cỏ cây… Hơi rượu lan tỏa khắp người, chân tay bỗng mềm nhũn vô lực rồi khắp cơ thể tràn lên một cảm giác nhẹ hơn, như đang thoát xác lên thiên đàng vậy. Nhớ lần đầu tôi phải mất đến 15 phút sau mới bắt đầu định thần rõ ràng được mọi thứ xung quanh. Làm 3 shot liên tiếp thì chắc lên thiên đường thật…

Cũng chính vì đặc tính dễ gây nghiện và cách chế biến không truyền thống cũng như những hậu quả nó mang lại nếu uống quá liều mà đã từng có thời Absinthe bị cấm trên toàn bộ Châu Âu. Nhưng rồi qua năm tháng loại thuốc cấm này cũng đã được phép ban hành trở lại, mặc dù vẫn còn rất hạn chế. Absinthe cũng là một trong những loại mặt hàng được kiểm tra rất gắt gao tại các cửa khẩu. Nên việc mua được một chai Absinthe chính hãng được xách tay về từ nước ngoài thực sự là rất quý. Giá của một chai Absinthe bình thường cũng có giá khá cao. Nhưng nào có ai cản được những kẻ đã đến và phải lòng cô tiên xanh này chứ.

Chợt nhớ ra ông bạn quý của mình lần đầu uống Absinthe cũng bê bết, nhưng rồi hắn nghiện. Dăm bữa nửa tháng hắn lại đến mè nheo đòi uống.

P/s: Chốn bồng lai tiên cảnh này còn nhiều thứ cần khám phá lắm. Hẹn một ngày không xa, tôi sẽ lại ngồi hàn huyên với các bạn về các nàng tiên đã làm ta mê đắm.

Pha chế đỉnh cao với 4 cách “bắt tiên” qua cách uống Absinthe

Hãy nhớ, muốn là người pha chế “đỉnh cao”, bạn tuyệt đối không thể thiếu 4 “ngón nghề bắt tiên” qua cách uống Absinthe theo phong cách châu Âu!

“Bắt tiên” chính là cách nói lóng khi bạn thưởng thức Absinthe ở châu Âu. Bạn biết đấy, pha chế giỏi không chỉ đơn giản là pha chế, mà bạn còn cần có kĩ thuật, đôi khi là một chút “nghệ thuật” thưởng thức món uống. Đặc biệt với Absinthe, việc bạn thưởng thức nó như thế nào là cực kì quan trọng.

Để bắt đầu đi “bắt tiên”, dĩ nhiên bạn sẽ cần một “tấm lưới” chuyên dụng, ở đây sẽ là một chiếc thìa chạm khắc; đường viên; quẹt lửa; ly riêng để uống Absinthe.

Pha chế chuyên nghiệp với 4 cách “bắt tiên” tuyệt vời nhất trên thế giới

Cách 1: “Bắt tiên” kiểu Pháp

“Bắt tiên” kiểu Pháp? Nghe có vẻ lãng mạn đúng không? Chính xác là như vậy! Người ta gọi cách uống này giống như một nghi lễ “tẩy trần”. Chỉ với 30ml Absinthe, 1 viên đường, 90ml nước lạnh, bạn đã có thể bắt đầu nghi thức “thanh tẩy” này.

Đầu tiên, hãy rót Absinthe vào ly, đặt chiếc thìa “tấm lưới bắt tiên” lên miệng ly rồi đặt viên đường trên đó. Hãy đổ từ từ từng giọt nước mát lạnh tuyệt vời qua viên đường, để nó chảy từ từ xuống mặt Absinthe, khiến ly Absinthe thấm một vị ngọt thanh thoát, nhẹ nhàng, nồng độ cồn dường như dịu hẳn. Đừng quên tận hưởng khoảnh khắc từng giọt nước rơi xuống ly, khiến hương thơm của rượu bay lên một cách kì diệu, rượu và nước hoà lại thành một màu trắng sữa tinh khiết, cay nồng mà mát lạnh hương thơm.

Cách 2: “Bắt tiên” kiểu Séc

Và không sai, nếu bạn đang muốn một cái gì đó mạnh hơn, gây ảnh hưởng hơn, thì “bắt tiên” kiểu Séc chính là thứ bạn đang tìm!

Với 30ml Absinthe, 1 viên đường, 60ml nước lạnh, bạn hãy cho Absinthe vào ly rồi nhúng viên đường ướt qua Absinthe, sau đó để nó lên thìa và đốt, đến khi nó ngả màu nâu thì đổ từ từ nước lạnh qua. Viên đường sẽ lập tức dập lửa, nhẹ nhàng trôi từ từ xuống Absinthe cùng dòng nước mát. “Bắt tiên” kiểu Sec sẽ đem đến vị ngọt hơn, pha lẫn vị hơi ngậy và thơm của đường cháy, màu Absinthe cũng sẽ chuyển sang màu caramel.

Cách 3: “Bắt tiên” kiểu đốt hết lên!

Đây chính là kiểu “bắt tiên” rừng rực vì có đốt lửa! Mọi thứ cháy sáng, nóng bỏng, mê hoặc và thách thức!

Những gì bạn cần chỉ là 40ml Absinthe và 1 cái quẹt lửa. Rót ¾ Absinthe vào ly, dùng diêm bật lửa đốt ly Absinthe, để nó cháy vài giây. Dùng tay bịt miệng ly thật nhanh để lửa tắt. A, vậy là “nàng tiên” nóng bỏng đã bị “nhốt tù” rồi! Đưa ly Absinthe lên ngang mũi, bỏ tay khỏi miệng ly, hít một hơi thật sâu, nốc cạn ly. Đừng sốc đấy!

Cách 4: “Bắt tiên” trong Cocktail

Đừng quên, Absinthe không chỉ “một mình”, nó có quyền có “bạn đồng hành” – miễn sao “người bạn” đó đủ “chất chơi” để có thể biến mọi thứ thành “một cái gì đó” sặc mùi nguy hiểm, điển hình như:

– Death in the Afternoon: Cái chết trưa hè, 20ml Absinthe đổ xuống đáy ly Champagne, sau đó đổ dần dần Champagne lạnh đến khi đầy ly. Để “dụ dỗ” nạn nhân “sa bẫy”, hãy trang trí nó bằng một lát chanh vàng “vô hại”.

Bonus: B55 Cocktail: 40ml Kahlua tầng 1, 40ml Bailey tầng 2, 40ml Absinthe trên cùng. Lại đốt. Và thưởng thức.

Và quan trọng nhất đừng chỉ đọc, hãy mua ngay cho mình một chai Absinthe và tìm nàng tiên của đời mình!

Giới Thiệu Một Số Mẫu Rượu Whiskey

Giới Thiệu Một Số Mẫu Rượu Whisky

Rượu Macallan Xách Tay

Macallan 12 Sherry Oak Cask

Rượu Macallan Xách Tay

The Macallan Time Space Mastery

Rượu Macallan Xách Tay

Macallan Litha

Tại sao tin tưởng ruouxachtay.com?

Ruouxachtay.com là trang web nói về rượu ngoại: rượu whisky, rượu brandy, rượu rum,… Cho dù bạn muốn biết về nguồn gốc của một loại rượu whisky cụ thể, hoặc hương vị và lịch sử đi kèm với nó, trang web này có thể giúp bạn biết từng chi tiết nhỏ. Trang web này rất hữu ích khi bạn không biết nhiều về rượu ngoại, tại đây chúng tôi chia sẽ kinh nghiệm và những gì học hỏi được trong hơn 10 năm trong lĩnh vực này. Bạn sẽ tìm thấy lịch sử nguồn gốc các loại rượu ngoại, những mẫu rượu quý hiếm, cách thưởng thức rượu, kinh nghiệm phân biệt rượu, cách chọn lưa được cửa hàng rượu ngoại uy tín và còn nhiều điều thú vị hơn nữa đang chờ bạn khám phá.

Ruouxachtay.com rất vinh dự được đồng hành cùng các bạn trên hành trình khám phá thế giới hương vị này!

Ruouxachtay.com – Cham Vào Đam Mê

Trăm Nghe Không Bằng Một Thấy

khách hàng của ruouxachtay.com

Hàng Ngàn Khách Hàng Của ruouxachtay.com

ruou suu tam quy hiem

Các loại rượu sưu tầm quý hiềm trên thế giới tại Ruouxachtay.com