Theo luật, tại Việt Nam, người điều khiển ôtô, xe máy, mô tô không được phép có cồn trong máu khi đang lưu thông. Rượu hay còn gọi là ethanol, là thành phần chính có trong các loại đồ uống có cồn như bia, rượu. Cách tính nồng độ cồn trong cơ thể thì có thể dùng đến máy thổi nồng độ cồn. Mặc dù máy thở cho kết quả nhanh, nhưng lại không chính xác như xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.
Hiện nay đã có rất nhiều quy định mới về việc xử phạt nồng độ cồn vượt mức khi điều khiển phương tiện giao thông. Vậy làm sao để đo nồng độ cồn (Blood Alcohol Concentration – BAC) đúng và mức xử phạt nồng độ cồn vượt mức như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nồng độ cồn trong máu – blood alcohol concentration (BAC) là gì và nó được đo như thế nào?
Khi sử dụng rượu bia, dạ dày và ruột non sẽ hấp thu ethanol vào máu, lượng máu này sẽ đi tới gan để chuyển hóa do đó, rượu bia chính là nguyên nhân trực tiếp gây độc cho gan. Khi uống càng nhiều thì nồng độ cồn trong máu càng cao và gan phải mất rất nhiều thời gian để chuyển hóa.
Khi xét nghiệm nồng độ cồn trong máu tăng lên, rượu bia ảnh hưởng đến cơ thể nhiều hơn bạn nghĩ. Rượu bia ảnh hưởng đến cơ thể nhanh như thế nào tùy thuộc một số yếu tố như tuổi tác, giới tính và cân nặng, ví dụ người phụ nữ có vóc dáng người nhỏ sẽ cảm thấy say nhanh hơn so với một người đàn ông cao lớn.
Nồng độ cồn trong máu – blood alcohol concentration (BAC) mô tả lượng cồn trong máu của một người, được biểu thị bằng trọng lượng cồn trên một đơn vị thể tích máu. Ví dụ: 0,08 phần trăm BAC cho thấy 80 mg cồn trên 100 ml máu. Tuy nhiên, đối với hầu hết các mục đích pháp lý, mẫu máu là không cần thiết để xác định BAC của một người. Nó có thể được đo đơn giản hơn bằng cách phân tích hơi thở ra.
Mức .2 BAC là gì?
BAC 0,0%: Không có cồn trong máu (bạn tỉnh táo). BAC 0,02%: Với tỷ lệ phần trăm này, bạn có thể cảm thấy tâm trạng thay đổi, thư thái và mất khả năng phán đoán một chút. BAC 0,05%: Ở tỷ lệ phần trăm này, bạn có thể cảm thấy không bị ngăn cấm, giảm sự tỉnh táo và suy giảm khả năng phán đoán.
Bao nhiêu rượu là 50 mg trong máu?
Nếu BAC là 0,05%, điều đó có nghĩa là người đó có 50 miligam rượu trong 100 mililít máu.
Ví dụ trong một chai rượu mạnh 40 độ, cứ 100 ml rượu sẽ có 40 ml cồn. Một người có cân nặng khoảng 60 kg, chỉ cần uống một chén rượu trung bình ta hay sử dụng, tương đương khoảng 65 ml rượu 40 độ, thì sau 30 phút, nồng độ cồn có thể đạt 50 mg/100 ml máu
Cách tính nồng độ cồn trong máu
Nồng độ cồn trong cơ thể sau khi uống rượu bia và thời gian giải rượu phụ thuộc trọng lượng cơ thể, loại và lượng thức uống, cách tính nồng độ cồn giúp bạn biết thời điểm lái xe an toàn.
Alcohol.org, trang web của Trung tâm Cai nghiện Mỹ (AAC), cách tính nồng độ trong máu (BAC – Blood Alcohol Concentration) dựa trên giới tính, số cân nặng, độ rượu và lượng rượu, bia uống vào. Nồng độ này được tính trong thời gian 30-70 phút sau khi uống rượu bia. Các chuyên gia nhận định không có thực phẩm nào có thể giải được BAC, cách duy nhất là thời gian.
Độ rượu là đơn vị để đo nồng độ rượu tính bằng số ml rượu nguyên chất có trong 100 ml dung dịch (hỗn hợp rượu với nước). Độ cồn càng cao thì trong rượu càng có nhiều chất cồn, còn gọi là “rượu nặng” và ngược lại.
Khi uống rượu, trong máu mỗi người có các ngưỡng nồng độ cồn khác nhau nên thời gian chuyển hóa và trạng thái cảm xúc cũng khác nhau. Việc định lượng nồng độ rượu trong máu có thể xác định mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe ít hay nhiều của người uống, cụ thể như sau:
Nồng độ cồn 50-70 mg/100 ml máu có thể gây hưng cảm, nói nhiều hơn, bắt đầu có sự suy giảm kỹ năng nhẹ trong hành vi, cảm xúc.
Nồng độ cồn 80-100 mg/100 ml máu được coi là ngộ độc rượu. Các triệu chứng thường gặp như buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, gây suy giảm kỹ năng, hành vi và không đủ năng lực để lái xe.
Nồng độ cồn 100-200 mg/100 ml máu khiến rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần nghiêm trọng hơn. Người uống có thể tê bì chân tay hoặc mặt, da xanh xao, cảm xúc không ổn định, dẫn đến giảm khả năng nhận thức, quyết định.
Nồng độ cồn 200-300 mg/100 ml máu, bạn sẽ nói líu lưỡi, rơi vào trạng thái lú lẫn, nhớ nhớ quên quên, có thể mất trí nhớ hoặc không thể đi lại, phản ứng chậm.
Người không có khả năng dung nạp rượu, nồng độ cồn máu đạt đến 400 mg/100 ml sẽ bị ngộ độc rượu nặng, tụt huyết áp, mất khả năng vận động, có thể mất hoàn toàn ý thức, hạ thân nhiệt, bị ức chế hô hấp, hôn mê, thậm chí tử vong.
Về cách xác định độ cồn trong máu khi uống rượu hoặc bia, lượng cồn trong máu phụ thuộc vào 4 yếu tố: cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và nồng độ cồn trong đồ uống. Ví dụ trong một chai rượu mạnh 40 độ, cứ 100 ml rượu sẽ có 40 ml cồn. Một người có cân nặng khoảng 60 kg, chỉ cần uống một chén rượu trung bình ta hay sử dụng, tương đương khoảng 65 ml rượu 40 độ, thì sau 30 phút, nồng độ cồn có thể đạt 50 mg/100 ml máu.
Không có một tiêu chuẩn chung uống bao nhiêu rượu bia là có hại, bởi nguy cơ khác nhau do phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người, cũng như hoàn cảnh và cách thức uống. Thậm chí một số người dễ bị tổn thương có thể tăng tính nhạy cảm đối với tính độc, kích thích tâm thần và gây nghiện của rượu bia. Các bằng chứng khoa học cho thấy với một số người, uống một lượng rất nhỏ rượu bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định.
Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở
Cồn là một chất gây ảo giác nặng với hệ thần kinh, nó làm hệ thần kinh mất phương hướng, mất khả năng tự chủ. Đối với người điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ khiến người điều khiển gây tai nạn.
Do vậy cảnh sát giao thông dùng máy đo độ cồn để kiểm tra nồng độ cồn thông qua hơi thở mục đích biết người tham gia giao thông đã uống bao nhiêu rượu, bia, và có đủ điều kiện để điều khiển phương tiện giao thông an toàn không?
Sở dĩ cồn của người uống xuất hiện trong hơi thở vì nó được hấp thụ từ miệng, cổ họng, dạ dày và ruột đi vào máu. Theo nghiên cứu thì cồn không thay đổi về mặt cấu trúc hóa học trong máu. Vì vậy khi máu đi qua phổi thì cồn bay hơi di chuyển qua màng hô hấp của phổi đi vào không khí.
Công thức xác định nồng độ cồn trong hơi thở
Nồng độ cồn trong khí thở được tính theo công thức: B= C:210
Trong đó:
B: là nồng độ cồn trong khí thở.
C: là nồng độ cồn trong máu và C được tính theo công thức: C = 1,056*A:(10W*R)= (Theo công thức này A là số đvc uống vào, W là cân nặng, R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (r = 0,7 với nam và r = 0,6 với nữ).
Ví dụ: Một nam giới 65kg uống 440ml bia 5% cồn tương đương 2 đơn vị cồn thì nồng độ cồn trong máu là C= 1,056*20:(10*65*0,7)= 0,04641 và tương đương 46,41mg/100ml máu.
Khi đó nồng độ cồn trong khí thở sẽ được tính là: B=46,41:210=0,22mg/lít khí thở. Với nồng độ cồn này là bạn đã bị cảnh sát giông thông xử phạt.
Mất bao lâu để cơ thể đào thải được rượu bia ra ngoài
Theo nghiên cứu, không có con số cụ thể cho câu hỏi này. Tùy vào số lượng rượu bia mà cơ thể đã tiếp nhận, trọng lượng của cơ thể, tình trạng sức khỏe, chức năng hoạt động của gan, cách thức và thời điểm uống, đặc điểm sinh học, tần suất uống,… để tình số thời gian mà mỗi người có thể đào thải rượu bia ra ngoài.
Tuy nhiên thông thường, tính theo một đơn vị cồn (tương đương với 10g cồn nguyên chất hoặc 30ml rượu có nồng độ cồn nằm ở mức 40% hoặc 100ml rượu vang có nồng độ cồn nằm ở 13.5% hoặc 220 ml bia có nồng độ cồn tầm 5%) thì sẽ cần mất tới 2 tiếng đồng hồ. Với những người có chức năng gan yếu, sức khỏe không tốt, quá trình chuyển hóa chậm thì sẽ kéo dài hơn 2 tiếng.
Uống bia xong làm sao biết được bao lâu mới được phép lái xe, công thức sẽ được tính như sau:
Tốc độ đào thải nồng độ cồn trong máu: T=C:0,015.
Theo như ví dụ trên thì T được tính như sau: T=C:0,015=0,04641:0,015=3 giờ. Có nghĩa là với nam giới uống 440ml bia có nồng độ cồn 5% thì cần khoảng 3 giờ nghỉ ngơi mới được phép lái xe để không bị phạt.
Vậy nên nếu không muốn bị vi phạm pháp luật, tốt nhất bạn không nên uống rượu bia khi tham gia giao thông cũng như hạn chế hết mức có thể số lượng cồn dung nạp vào người để giữ được tỉnh táo sau khi áp dụng mẹo làm giảm nồng độ cồn trong cơ thể.
Có ngưỡng nào an toàn khi uống rượu bia hay không?
Theo các chuyên gia thì không có ngưỡng nào đảm bảo an toàn nếu bạn lái xe mà có sử dụng rượu bia. Bạn có thể một số tin đồn rằng uống bia rượu sau một giờ thì sẽ hết lượng cồn trong máu do gan đã lọc hết rồi và khi đó nếu xét nghiệm máu thì sẽ không phát hiện ra bạn đã sử dụng rượu bia. Tuy nhiên, tin đồn này không chính xác, do rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả BAC của bạn nên mỗi người sẽ khác nhau, như:
- Tuổi tác: Cùng một lượng uống như nhau nhưng khi già hơn thì khả năng tăng BAC trong máu của người cao tuổi sẽ nhanh hơn so với người trẻ tuổi.
- Khi ăn trước và trong uống rượu bia thì lượng BAC tăng chậm hơn.
- Giới tính: Lượng BAC thường tăng nhanh hơn ở phụ nữ so với nam giới.
- Cân nặng: Thông thường, người càng ít cân thì lượng BAC tăng càng nhanh.
- Nếu có sử dụng thuốc hợp pháp và bất hợp pháp thì sẽ làm tăng lượng BAC nhanh hơn hoặc rượu bia phối kết hợp với thuốc gây ra các dụng phụ nguy hiểm.
- Chủng tộc và dân tộc: Gen ảnh hưởng đến cách gan chuyển hóa rượu bia, do chủng tộc hoặc sắc tộc khác nhau cũng ảnh hưởng đến kết quả BAC. Ví dụ, người châu Á và người Mỹ bản địa có xu hướng xử lý rượu bia chậm hơn nên khiến lượng BAC của họ tăng nhanh hơn so với chủng tộc khác.
Do đó, không nên tin tưởng vào sự đánh giá của bản thân khi đã sử dụng rượu bia do bạn không thể đưa ra quyết định chính xác như khi tỉnh táo.
Cách thức uống rượu bia
Cách thức uống rượu bia cũng phần nào giảm bớt say và mức độ ảnh hưởng sức khỏe. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng Khoa Khám Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết cách bớt say khi uống là không được để bụng đói, uống từ từ, chậm rãi để giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày. Uống khi dạ dày trống, rượu sẽ xuống ruột non rất nhanh và khiến người uống nhanh bị say. Nếu rượu ở trong dạ dày càng lâu, cồn sẽ bị hấp thu càng chậm, nên lâu bị say hơn.
Một số thực phẩm nên ăn trước khi uống rượu bia là cơm trắng, bánh mì. Ngoài ra, không pha rượu với bia hoặc các chất kích thích khác bởi dễ gây ngộ độc như buồn nôn, chóng mặt, thậm chí có nguy cơ tử vong do nồng độ cồn trong máu tăng quá cao.
Các chuyên gia khuyến cáo nam giới không nên uống quá hai đơn vị cồn một ngày, nữ giới không quá một đơn vị cồn một ngày và không uống quá 5 ngày một tuần. Một đơn vị cồn tương đương 10 g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tức khoảng 3/4 chai hay lon bia 330 ml (5%) hoặc một cốc bia hơi 330 ml hay một ly rượu vang 100 ml (13,5%) hay một chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Xác định độ cồn trong máu bao nhiêu thì bị phạt?
Nồng độ cồn trong máu bao nhiêu thì bị phạt được nhiều người quan tâm khi nghị định 100/2019 được ban hành
9 Mẹo làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở
Các tài xế truyền tai nhau mẹo làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở như dùng xịt thơm miệng, hút thuốc để làm át mùi rượu bia, ngậm đồng xu,.. Tuy nhiên với khoa học công nghệ hiện nay, các mẹo vặt này hoàn toàn khó có thể qua mắt được máy đo nồng độ còn.
Để nhanh chóng tiêu bớt nồng độ cồn sau khi uống rượu và khiến bản thân tỉnh táo hơn khi lái xe, chúng tôi sẽ mách cho bạn mẹo làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở.
1. Uống nước nhiều để quá trình đào thải cồn diễn ra nhanh hơn
Uống nhiều nước lọc là một cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở hiệu quả. Uống nước làm tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp đẩy cồn ra nhanh hơn, đồng thời việc uống nhiều nước còn giúp cơ thể tỉnh táo và lấy lại tinh thần để có thể lái xe.
2. Ngậm đồng xu để qua mặt máy thổi
Cánh tài xế truyền tai nhau rằng lượng đồng trong đồng xu sẽ vô hiệu hóa lượng cồn trong hơi thở. Nhưng phân tử rượu tới từ sâu trong phổi nên cách này sẽ không thành công.
3. Uống nước chanh
Bên trong nước chanh có axit, là một cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở nhanh chóng. Axit và vị chua của chanh sẽ kích thích dây thần kinh và các cơ quan trong cơ thể thoát khỏi tình trạng mất tỉnh táo, phản ứng chậm khi uống rượu bia, vì vậy nước chanh thường hay dùng để giải rượu. Ngoài ra nước chanh còn có thể giúp khử mùi cồn trên cơ thể, dễ dàng giúp bạn tỉnh táo trở lại.
4. Đánh răng hoặc dùng nước súc miệng, bình xịt thơm miệng
Bạn còn có thể đánh răng hoặc dùng nước súc miệng sau khi uống rượu bia để che bớt đi mùi cồn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên đây không phải là cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở vì cách này chỉ có thể “đánh lừa” ở bên ngoài, còn khi kiểm tra hơi thở từ phổi thì vẫn chứa nồng độ cồn như bình thường.
Tương tự như đánh răng và dùng nước súc miệng, việc dùng xịt thơm miệng sẽ giúp bạn nhanh chóng che đi những mùi hôi do rượu, bia gây ra. Đây là một cách đơn giản để che mắt mọi người trong giây lát, tuy nhiên nó không phải là giải pháp để xóa bỏ lượng cồn trong hơi thở được đẩy lên từ phổi.
5. Thở gấp, nín thở hoặc vận động mạnh trước khi thổi
Nghiên cứu của Đại học Linköping, Thụy Điển chỉ ra rằng vận động cường độ mạnh hoặc thở gấp khoảng 20 giây ngay trước khi kiểm tra đúng là có thể làm chỉ số đo được giảm đi 10%. Tuy vậy, phương pháp này có thể khiến người thực hiện chóng mặt do thiếu oxy và không thể vượt qua các bài kiểm tra say rượu khác.
Chắc chắn rằng cảnh sát sẽ nghi ngờ khi thấy bạn có hành động kỳ quặc trước bài kiểm tra. Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng nín thở 30 giây trước khi thổi vào máy có thể làm chỉ số đo tăng lên 15,7%.
6. Thổi nhẹ, không thổi vào máy hoặc hít ngược vào phổi
Nhiều người tin rằng, khi thổi nhẹ hoặc hít ngược vào phổi thì sẽ tránh được bị phát hiện nồng độ cồn trong máu. Lúc này lượng không khí qua máy sẽ là không khí sạch. Máy sẽ cho ra kết quả bình thường và bạn sẽ thoát khỏi kiểm tra một cách nhanh chóng.
Sự thật, các cách này đều sẽ không thành công vì loại máy đo cảnh sát dùng được trang bị cảm biến áp suất có thể phát hiện chuyển động của luồng khí. Khi không có đủ mẫu thử, máy sẽ không cho ra kết quả. Và ký vào biên bản vi phạm là điều tiếp theo mà tài xế làm sau khi áp dụng những cách trên.
7. Nhai kẹo cao su, ăn kẹo chua
Nhai kẹo cao su là một cách để bạn lấy lại tỉnh táo và sự tập trung khi lái xe sau khi uống rượu bia. Kẹo có vị chua sẽ có hiệu quả tốt nhất trong việc giải quyết mùi rượu. Ngoài ra, nó kích thích sản xuất nước bọt, giúp rửa trôi axit, vi khuẩn và các hạt gây mùi trong miệng.
Việc này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể, tuy nhiên vẫn không thể làm hết nồng độ cồn trong hơi thở, nếu sử dụng máy đo nồng độ cồn thì vẫn sẽ bị phát hiện.
8. Hút thuốc lá để che giấu hơi rượu
Các tài xế thường nhầm tưởng khói thuốc lá sẽ xua đi mùi bia rượu, và cảnh sát sẽ chẳng thể nào tra ra được nồng độ cồn để mà lập biên bản.
Nhưng thực chất hoàn toàn ngược lại, cách này có thể còn làm tăng thêm chỉ số độ cồn. Vì thuốc lá khi đốt sẽ sinh ra khí acetal dehyde, đây là chất mà máy đo xác định nồng độ rượu trong máu. Thế nên, hút thuốc lá không chỉ tổn hại sức khỏe mà còn khiến bạn nhanh chóng ký vào biên bản vi phạm về rượu bia hơn nữa.
9. Cách tốt nhất để tránh bị phạt vì vi phạm luật giao thông
– Cách tốt và an toàn nhất bạn nên gọi xe ôm, taxi hoặc người nhà đến đón về sau khi nhậu xong.
– Nếu buộc phải đi xe, bạn nên ngồi nghỉ khoảng 2 tiếng hoặc ngủ 1 giấc ngắn trước khi lái xe để nồng độ cồn trong máu giảm xuống.
– Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giúp bạn giải rượu. Trong lúc này bạn nên uống thật nhiều nước để giảm nồng độ cồn trong máu, hoạt động để giã rượu bia nhanh hơn.
Bạn hãy tham khảo thêm những cách uống rượu bia không say nữa nhé!
Ngoài những cách trên đây, nhiều người từng thử phương thức sáng tạo hơn như ăn giấy vệ sinh hoặc nhai chiếc áo mình mặc để làm giảm chỉ số đo nồng độ rượu trong máu nhưng đáng tiếc đều không hiệu quả. Thậm chí họ còn nghĩ cà phê và những loại nước có gas như Coca, Pepsi có thể làm mất đi độ cồn nhanh chóng. Tuy nhiên, thu nạp các chất kích thích có cafein, đường nhiều chỉ giúp tỉnh táo hơn đôi chút nhưng vẫn không giảm được nồng độ cồn.
Tổng kết
Vì tính chất công việc nên buộc phải uống nhiều rượu bia nhưng bạn đừng quên ưu tiên sức khoẻ lên hàng đầu. Hãy luôn nhớ đã uống rượu bia thì không lái xe để bảo vệ an toàn cho chính bạn và của người khác.
Những mẹo hết nồng độ cồn trong hơi thở chỉ có thể áp dụng với người thu nạp số lượng cồn trong người ít, vẫn còn tỉnh táo và có khả năng điều khiển xe máy và có sức khỏe tốt, chức năng gan và quá trình chuyển hóa nhanh.
Với những người uống quá nhiều rượu bia trước khi lái xe có suy nghĩ tìm cách đánh lừa máy đo nồng độ cồn thì tuyệt đối không nên lái xe vì những cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở sẽ không có hiệu quả cũng như không thể tránh khỏi khi kiểm tra khí thở bằng máy kiểm tra nồng độ cồn của Cảnh sát giao thông.
Qua bài viết về cách tính nồng độ cồn trong cơ thể giúp bạn cân nhắc lượng rượu có thể uống để tránh bị phạt hay gây tai nạn khi tham gia giao thông, tuy nhiên đây chỉ ở mức tham khảo thôi nhé, vì có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong hơi thở nữa. Tốt nhất đã uống rượu bia dù ít hay nhiều cũng không nên lái xe để đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội nhé!
Tại Sao Tin Tưởng ruouxachtay.com?
Ruouxachtay.com – Cham Vào Đam Mê
Trăm Nghe Không Bằng Một Thấy